banner
Thứ 3, ngày 23/4/2024
Bộ Tư pháp trả lời ý kiến cử tri Kon Tum gửi tới kỳ họp thứ 6 - Quốc hội khóa XIV
1-2-2019
Cử tri kiến nghị: Do đặc điểm xã hội, lịch sử nên tên các dân tộc Việt Nam tại một số giấy tờ như: Giấy khai sinh, Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu… của công dân có nhiều tên gọi khác nhau, trong khi đó tên các dân tộc Việt Nam theo quy định tại Quyết định số 121-TCTK/PPCD ngày 02/3/1979 của Tổng cục Thống kê thì mỗi dân tộc đều có “Tên dân tộc” và “Tên khác”, đồng thời theo hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền: Tổng cục Cảnh sát Bộ Công an tại văn bản số 1718/C41-C72 ngày 02/6/2017 và Ủy ban Dân tộc tại văn bản 782/UBDT-DTTS ngày 17/8/2017 hướng dẫn việc ghi tên thành phần dân tộc trên văn bản hành chính, các giấy tờ cá nhân thì đối với trường hợp công dân có nguyện vọng ghi “Tên khác” của dân tộc mình thì phần tên dân tộc được ghi: ”Tên dân tộc” trước và đóng mở ngoặc ghi “Tên khác”.
Bộ Tư pháp trả lời ý kiến cử tri Kon Tum gửi tới  kỳ họp thứ 6 - Quốc hội khóa XIV

Hiện nay, phần mềm Cơ sở dữ liệu Hộ tịch hiện hành của Bộ Tư Pháp mục ghi tên dân tộc chỉ mặc định 01 dân tộc chỉ có 01 tên dân tộc. Vì vậy, để cơ sở dữ liệu về Hộ tịch phù hợp với các giấy tờ cá nhân của công dân, đề nghị Bộ Tư pháp chỉ đạo các cơ quan liên quan thuộc Bộ sửa đổi phần mềm trên theo hướng mục Dân tộc được ghi: “Tên dân tộc” trước và đóng mở ngoặc ghi “Tên khác”.

Bộ Tư pháp trả lời như sau: Tên gọi của các dân tộc Việt Nam được thực hiện theo Danh mục ban hành kèm theo Quyết định số 121-TCTK/PPCD ngày 02/3/1979 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê. Để bảo đảm tính thống nhất về tên gọi các thành phần dân tộc trên giấy tờ hộ tịch của công dân, Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch dùng chung của Bộ Tư pháp cũng được xây dựng trên cơ sở Danh mục nêu trên và quy định pháp luật hộ tịch hiện hành, nên chưa triển khai cách ghi tên dân tộc như cử tri tỉnh Kon Tum đề xuất.

Hiện nay, Ủy ban Dân tộc đang xây dựng Đề án “Xác định thành phần, tên gọi của một số dân tộc và xây dựng Danh mục các dân tộc Việt Nam” trình Thủ tướng Chính phủ ban hành để thay thế Quyết định số 121-TCTK/PPCD ngày 02/3/1979 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê. Trên cơ sở các nội dung của Đề án sau khi được ban hành, Bộ Tư pháp sẽ chỉnh sửa các nội dung có liên quan trong Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch để bảo đảm tính thống nhất/.

 

Hồ Nam VPĐĐBQH TH  
Tin liên quan:
Icon Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội trả lời ý kiến cử tri về vấn đề hưởng trợ cấp tuất hằng tháng khi vợ hoặc chồng đang hưởng lương hưu chết
Icon Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội trả lời ý kiến cử tri về giảm thời gian công tác thực tế đối với đối tượng thương binh, bệnh binh sau khi xuất ngũ
Icon Bộ Quốc phòng trả lời ý kiến cử tri tỉnh Kon Tum về hưởng chế độ, chính sách theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg
Icon Bộ Nội vụ trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Kon Tum
Icon Ngân hàng chính sách xã hội trả lời ý kiến cử tri tỉnh Kon Tum về nâng mức cho vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh cho hộ nghèo
Icon Bộ Tài chính trả lời ý kiến cử tri về tín dụng đối với học sinh, sinh viên
Icon Bộ Lao động-Thương Binh và Xã hội trả lời ý kiến cử tri về chính sách giảm nghèo
Icon Bộ tài chính trả lời ý kiến cử tri về tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn
Icon Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời ý kiến cử tri gửi tới kỳ họp thứ 3-Quốc hội khóa XIV
Icon Bộ Lao động - TBXH và Bộ Kế hoạch - Đầu tư trả lời ý kiến cử tri tỉnh Kon Tum trước kỳ họp thứ 3 - Quốc hội khóa XIV
LienKetWS LIÊN KẾT WEBSITE