banner
Thứ 3, ngày 23/4/2024
NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI VỀ ĐỀ ÁN TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
16-12-2019
Trong quá trình phát triển miền núi, tây nguyên, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách, nhiều quyết định, nhiều nỗ lực hỗ trợ, đầu tư phát triển với quan điểm nhất quán là đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, những chính sách nỗ lực đó đã đem lại nhiều kết quả to lớn, đời sống mọi mặt của miền núi, tây nguyên, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có nhiều đổi thay quan trọng, kết cấu hạ tầng giao thông được đầu tư thuận tiện đến tất cả các trung tâm xã, mức sống không ngừng được cải thiện, đã xóa đói, giảm nghèo đang đi vào bền vững, trường học được mở thuận lợi tạo cơ hội học tập cho con em đồng bào, núi rừng “có điện thay sao” (Tố Hữu)… Tuy vậy thực trạng kinh tế và đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn những chênh lệch xa so với mặt bằng chung của cả nước, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số là 14,6% dân số cả nước nhưng số hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số trong tổng số hộ nghèo của cả nước chiếm tới 52,27%, tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất vẫn chưa được giải quyết triệt để… Chính phủ đã rất có cơ sở khi nhận định: “Mặc dù kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã có bước phát triển mạnh, nhưng vẫn là vùng khó khăn nhất của cả nước, là lõi nghèo của cả nước”, cần lưu ý vùng này là căn cứ của cách mạng thời còn trứng nước, và cả trong các cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Các chính sách còn dàn trải và chồng chéo trùng lắp, thiếu nguồn lực để thực hiện vv… bởi vậy việc ban hành một chính sách tổng thể cho quá trình phát triển kinh tế xã hội vùng này là hết sức cần thiết và cấp bách. Nhận thức rõ vấn đề, Chính phủ đã trình Quốc hội Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, và đã được Quốc hội phê duyệt ra Nghị quyết tại kỳ họp thứ 8. Mục tiêu của đề án là khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo nhanh bền vững, thu hẹp khoảng cách về mức sống, thu nhập so với bình quân chung của cả nước, cải thiện rõ rệt đời sống của nhân dân, củng cố tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, trong đó tập trung ưu tiên đầu tư cho các địa bàn đặc biệt khó khăn, đến năm 2025 phấn đấu mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng lên 2 lần so với năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm trên 3%, phấn đấu đến năm 2030 thu nhập bình quân người dân tộc thiểu số bằng ½ bình quân của cả nước, giảm hộ nghèo xuống dưới 10%,..v.v
NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI VỀ ĐỀ ÁN TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

 Đề án đã xác định 11 chính sách cụ thể cho giai đoạn 2021-2030, các chính sách đó là có cơ sở để thực hiện, các chính sách này không chỉ dựa trên tư duy hỗ trợ mà còn được tiếp cận trên tư duy đảm bảo, như thế sẽ nâng cao ý thức, bổn phận, trách nhiệm của các bộ ngành, địa phương, và của cán bộ làm công tác dân tộc, miền núi. Các chính sách được xác định trong đề án, không chỉ tập trung vào các vấn đề kinh tế, an sinh xã hội, công tác cán bộ … mà còn chú trọng tới vấn đề bảo tồn và phát triển văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số, bởi lẽ văn hóa có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển, mất văn hóa thì không còn là mình nữa. Đảng ta đã xác định rõ xây dựng nền văn hóa tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc, việc giữ gìn, bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số có ý nghĩa vô cùng to lớn, đề án đã đáp ứng yêu cầu này.

 Đề án không chỉ đánh giá một cách toàn diện những mặt được, chưa được của việc thực hiện chính sách pháp luật về phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng miền núi, tây nguyên trong thời gian qua, đồng thời nêu rõ quan điểm mục tiêu của sự phát triển, xác định rõ các chỉ tiêu chính sách cụ thể để phát triển, mà còn xây dựng rõ lộ trình, dự toán kinh phí và các nguồn lực đảm bảo cho quá trình triển khai thực hiện đề án, bởi vậy đây sẽ là đề án có tính khả thi cao trong thực tiễn./.

Tô Văn Tám  
Tin liên quan:
Icon VẤN ĐỀ CHÍNH QUY HÓA CÔNG AN XÃ TRONG LUẬT CÔNG AN NHÂN DÂN (Sửa đổi)
Icon Những nội dung cơ bản của Nghị quyết Trung ương lần thứ 8 về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045
Icon MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG LUẬT CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM
Icon PHÁP LUẬT VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠO HÀNH LANG PHÁP LÝ THUẬN LỢI CHO DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG KINH DOANH.
Icon ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LỰC LƯỢNG DUY NHẤT LÃNH ĐẠO CÁCH MẠNG NƯỚC TA
Icon CẢI CÁCH BỘ MÁY NHÀ NƯỚC DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA NGHỊ QUYẾT TW 6 KHÓA XII
Icon NHẬN DIỆN ĐẶC ĐIỂM VÀ KẾT QUẢ XÂY DỰNG CỦNG CỐ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CỦA TỈNH DƯỚI GÓC ĐỘ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ
Icon NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ĐẢNG VIÊN- THEO TINH THẦN NGHỊ QUYẾT TW4 KHOÁ XII - NHẬN THỨC VÀ VẬN DỤNG.
Icon Thủ tục bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn Hội thẩm nhân dân
Icon Trợ cấp một lần đối với người có thành tích kháng chiến
LienKetWS LIÊN KẾT WEBSITE