banner
Thứ 6, ngày 19/4/2024
Tham gia Dự án Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án
1-4-2020
Theo yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội, từ trung tuần tháng 2 đến cuối tháng 3/2020, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum đã tổ chức lấy ý kiến tham gia Dự án Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án trình Quốc hội khóa XIV tại họp thứ 9.
Tham gia Dự án Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cơ bản nhất trí về bố cục và nội dung của dự thảo Luật này; Đồng thời đã tham gia 11 ý kiến cụ thể vào dự án luật. Đối với quy định của khoản 1 Điều 1 “Luật này không điều chỉnh và không loại trừ các hoạt động hòa giải, đối thoại đã được luật khác quy định”, Đoàn đề nghị nghiên cứu lại quy định này cho phù hợp vì hiện nay hoạt động về Hòa giải thương mại được điều chỉnh bởi Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24/2/2017 của Chính phủ về Hòa giải thương mại; do đó, hoạt động về hòa giải không những bị điều chỉnh bởi các văn bản luật, mà còn bị điều chỉnh bởi các văn bản dưới luật như Nghị định. Tại Khoản 2 Điều 4 dự thảo Luật quy định Trong quá trình hòa giải, đối thoại không được ghi âm, ghi hình, ghi biên bản hòa giải, đối thoại. Việc lập biên bản chỉ được thực hiện để ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại theo quy định tại Điều 28 của Luật này...”; Tuy nhiên tại điểm c, khoản 1 Điều 28 lại quy định Biên bản ghi nhận kết quả hòa giải phải có nội dung “c) Diễn biến quá trình hòa giải, đối thoại; kết quả hòa giải thành, kết quả đối thoại thành” việc quy định như dự thảo mâu thuẫn với quy định tại khoản 2 Điều 4 là quá trình hòa giải không cho phép ghi âm, ghi biên bản hòa giải; nếu không được phép ghi biên bản, hòa giải thì sẽ không có căn cứ rõ ràng để ghi diễn biến quá trình hòa giải, đối thoại theo quy định, do đó đề nghị điều chỉnh lại để đảm bảo tính thống nhất và chặt chẽ trong luật.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đề nghị bổ sung điều tra viên đã nghỉ hưu và Luật gia là đối tượng có thể bổ nhiệm làm Hòa giải viên vào Khoản 1 Điều 10. Đề nghị bổ sung vào dự thảo luật trường hợp tạm đình chỉ tư cách Hòa giải viên khi người đó đang bị điều tra, khởi tố nhưng chưa đưa ra xét xử, để đảm bảo tính bao quát và chặt chẽ của luật khi được thông qua; vì trong quá trình bị điều tra, Hòa giải viên không đủ điều kiện để thực thi nhiệm vụ hòa giải, đối thoại theo quy định của luật này; Do đó cần phải tạm đình chỉ tư cách và chuyển các vụ việc đang được Hòa giải viên đó thụ lý cho Hòa giải viên khác theo quy định. Nếu sau khi xét xử được công nhận vô tội thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm khôi phục lại tư cách Hòa giải viên đó theo đúng quy định./.

Hồ Nam VPĐĐBQH TH  
Tin liên quan:
Icon THỬ NHÌN NHẬN CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM VÀ VI PHẠM PHÁP LUẬT THỜI GIAN QUA
Icon MẤY VẤN ĐỀ VỀ TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO THỜI GIAN QUA
Icon Chương trình hoạt động năm 2020 của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum
Icon THẤY GÌ QUA GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
Icon Một số kết quả hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum trong năm 2019
Icon Kết quả tiếp xúc cử tri định kỳ sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV
Icon MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA LUẬT HÒA GIẢI, ĐỐI THOẠI TẠI TÒA ÁN
Icon Một số kết quả kỳ họp thứ 8 - Quốc hội khóa XIV và Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum tại kỳ họp
Icon Hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum trong tuần thứ Năm của kỳ họp thứ 8 - Quốc hội khóa XIV
Icon Hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum trong tuần thứ Tư của kỳ họp thứ 8 - Quốc hội khóa XIV
LienKetWS LIÊN KẾT WEBSITE