banner
Thứ 7, ngày 20/4/2024
Các nhóm đối tượng không được phép làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam
20-11-2014

Ngày 27/7/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam.

Theo quy định, 6 nhóm đối tượng không được phép làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam, bao gồm:

Thứ nhất, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức, công chức quốc phòng trong Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn kỹ thuật, học viên, công nhân, viên chức, công chức trong Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu.

Hai là, cán bộ, công chức theo quy định tại Luật Cán bộ, công chức.

Ba là, người làm trong ngành, nghề liên quan đến bí mật nhà nước.

Bốn là, vợ hoặc chồng của người đang làm công tác liên quan đến bí mật nhà nước.

Năm là, người đã bị xử lý kỷ luật về hành vi tiết lộ bí mật nhà nước hoặc an ninh quốc gia.

Sáu là, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người đang chấp hành bản án hình sự của tòa án hoặc người chưa được xóa án tích, chưa hết thời hạn, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định của pháp luật hình sự.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15-9-2014./.

 

Cạnh tranh không lành mạnh bị phạt đến 200 triệu đồng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 71/2014/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh.

Theo đó, mức phạt tiền tối đa đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh khác là 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức.

Các hành vi được coi là vi phạm pháp luật về cạnh tranh, bị xử phạt theo nghị định này bao gồm: Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa; thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ hàng hóa; thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư; kìm hãm không cho hoặc loại bỏ doanh nghiệp (DN) khác tham gia thị trường; thông đồng thắng đấu thầu.

Ngoài ra, lạm dụng vị trí độc quyền, cung ứng dịch vụ dưới giá thành, áp đặt giá bán/mua; gièm pha DN khác, xâm phạm bí mật kinh doanh, gây rối hoạt động kinh doanh của DN khác… cũng bị xử phạt theo quy định tại Nghị định này.

Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/9/2014, thay thế Nghị định 120/2005/NĐ-CP ./.

 

Tuyệt đối không được yêu cầu dân đóng góp bắt buộc

Là một trong những nội dung của chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 15/07/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Theo nội dung chỉ thị này, trong 3 năm qua, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhưng tiến độ triển khai Chương trình còn chậm so với mục tiêu, yêu cầu; một số cơ chế, chính sách chưa phù hợp, nhưng bổ sung, điều chỉnh chưa kịp thời.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, trên cơ sở rà soát quy hoạch tổng thể, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sản xuất nông nghiệp phù hợp với yêu cầu tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển hàng hóa nông nghiệp trong điều kiện hội nhập quốc tế.

Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp trên cơ sở xác định thế mạnh và sản phẩm chủ lực, đảm bảo liên kết vùng, hình thành nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa bền vững. Đồng thời thực hiện xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chú trọng đầu tư cho công tác nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, ưu tiên cho các vùng sản xuất các sản phẩm chủ lực phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng lớn trong nước, coi đây là khâu đột phá trong sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn.

Bên cạnh đó tập trung chỉ đạo phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả. Nhân rộng các mô hình liên kết giữa nông hộ với doanh nghiệp và các đối tác kinh tế khác. Tập trung giải quyết thị trường đầu ra cho nông sản để thúc đẩy sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân...

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo thực hiện mạnh mẽ các mục tiêu về xây dựng nông thôn mới, cần lựa chọn các vấn đề bức xúc trên từng địa bàn để tập trung chỉ đạo, tạo chuyển biến rõ rệt, trong đó chú trọng phát triển các công trình hạ tầng thiết yếu cấp xã, thôn, bản trực tiếp gắn với phát triển sản xuất, đời sống hàng ngày của người dân (giao thông, thủy lợi, điện, nước sạch, môi trường, an ninh nông thôn...).

Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục điều chỉnh bổ sung cơ chế chính sách của địa phương huy động tốt hơn các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới. Hàng năm dành một tỷ lệ ngân sách thỏa đáng cho xây dựng NTM. Trong quá trình thực hiện, tuyệt đối không được yêu cầu dân đóng góp bắt buộc. Việc huy động đóng góp phải trên cơ sở khả năng đóng góp tự nguyện của dân tại từng địa bàn, trong mọi trường hợp, không được huy động quá sức dân./.

MT (tổng hợp)  
Tin liên quan:
Icon Các Luật mới được Quốc hội thông qua trong 6 tháng đầu năm 2014
Icon Không xử phạt xe chở hàng quá trọng tải dưới 10% đến hết năm 2014
Icon Tóm tắt Nghị quyết số 759/2014/UBTVQH13 của Ủy ban thường vụ Quốc hội
Icon Tích cực triển khai công tác điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ thời điểm 2014
Icon Cá nhân phải bảo vệ mật khẩu và thông tin tài khoản
Icon Quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện
Icon Vận dụng mô hình và tiêu chí Nông thôn mới đối với đặc thù vùng Tây Nguyên
Icon Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Icon Tăng cường giáo dục các kỹ năng sống trong các gia đình trẻ
Icon Đến năm 2020, 70% gia đình được nhận danh hiệu “Gia đình học tập”
LienKetWS LIÊN KẾT WEBSITE