banner
Thứ 6, ngày 26/4/2024
VẤN ĐỀ CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI TRONG DỰ THẢO LUẬT NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG
7-9-2020
Dự thảo luật quy định: Doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khi có đủ các điều kiện: Có vốn sở hữu từ 5 tỷ đồng trở lên, có chủ sở hữu, tất cả các thành viên, cổ đông là nhà đầu tư trong nước theo quy định của Luật đầu tư; Đã ký quỹ hoạt động dịch vụ đưa người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Có người đại diện hợp pháp là công dân Việt Nam, có trình độ từ đại học trở lên, không có án tích về các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người, tội quảng cáo gian lận, tội lừa đảo khách hàng, tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh, hoặc ở lại Việt Nam trái phép, tội tổ chức, môi giới người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép…
VẤN ĐỀ CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI TRONG DỰ THẢO LUẬT NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG

Các quy định trên cần xem xét thêm các vấn đề sau:

Thứ nhất, Khi quy định người đại diên hợp pháp phải không là người có án tích về một số tội như đã liệt kê, như vậy có vi phạm các quy định của pháp luật về vấn đề tái hòa nhập cộng đồng đối với người đã chấp hành xong án phạt tù, mặc dù đã có án nhưng họ đã chấp hành xong hình phạt và đã được xóa án tích thì họ đã thực sự là người hoàn toàn bình đẳng với mọi công dân khác, do vậy họ được tự do kinh doanh như những công dân khác, nếu quy định như vậy phải chăng là đã phân biệt đối xử với họ. Vấn đề là họ đã được xóa án tích hay chưa, nếu đã được xóa án tích thì được thành lập doanh nghiệp, và khi họ thành lập doanh nghiệp thì phải quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh chứ không phải là phân biệt đối xử với những chủ thế đại diện doanh nghiệp, bởi vậy cần xem lại quy định này.

Thứ hai, Cần quy định mức vốn chủ sở hữu, và mức 5 tỷ đồng như dự thảo hay mức nào là phù hợp, mặc dù Luật doanh nghiệp không quy định vốn chủ sở hữu, tuy nhiên Luật kế toán cũng có quy định vốn chủ sở hữu, mặt khác vốn điều lệ là nguồn vốn được ghi trên giấy phép kinh doanh, là tổng số vốn góp của tất cả các thành viên, còn vốn chủ sở hữu là tổng số tài sản, nguồn vốn thực tế của chủ sở hữu, là toàn bộ số tài sản còn lại của tài sản sau khi đã trừ tổng tài sản cho các khoản nợ phải trả. Với mục tiêu của luật nhằm bảo vệ tốt nhất cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài, nhất là đề cao trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ, trong đó có ràng buộc chặt chẽ về vấn đề năng lực tài chính, nguồn lực, các điều kiện đảm bảo và năng lực tài chính của doanh nghiệp, là rất quan trọng để đảm bảo điều kiện tối thiểu về tài chính nhằm dự phòng các tình huống phát sinh, rủi ro trong quá trình hoạt động, nhất là khi liên quan đến người lao động thì việc quy định ràng buộc về vốn chủ sở hữu sẽ chặt chẽ và khả thi hơn vốn điều lệ, do vậy đề nghị quy định mức vốn này là 10 tỷ đồng.

  Luật hiện hành quy định người đại diện theo pháp luật từ có kinh nghiệm 3 năm. Đây là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, đặc biệt lại có liên quan đến người lao động với đặc điểm làm việc bên ngoài lãnh thổ việt nam, do đó các quy định chặt chẽ, đòi hỏi cao hơn bình thường về điều kiện đối với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực này là cần thiết và phù hợp, để không chỉ góp phần tăng cường quản lý đầu vào mà còn phải đảm bảo duy trì các điều kiện hoạt động đối với doanh nghiệp, góp phần đảm bảo các điều kiện để bảo vệ người lao động, bổ sung điều kiện đối với người đứng đầu doanh nghiệp dịch vụ, các trường hợp doanh nghiệp dịch vụ bị thu hồi giấy phép dịch vụ. Mặt khác để đảm bảo tính chặt chẽ trong điều kiện doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, cần chỉnh lý dự thảo theo hướng, nâng thời gian có kinh nghiệm của người đại diện theo pháp luật từ 3 năm lên 5 năm hoặc 7 năm đồng thời bổ sung điều kiện người đại diện theo pháp luật phải có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực và có trách nhiệm trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp./.

Tô Văn Tám  
Tin liên quan:
Icon VẤN ĐỀ VỀ THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VÀ THỦ TỤC XỬ PHẠT TRONG DỰ THẢO SỬA ĐỔI BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Icon MỘT SỐ VẤN ĐỀ QUAN TÂM CẦN HOÀN THIỆN TRONG DỰ THẢO LUẬT NGƯỜI VIỆT NAM LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI
Icon Chương trình hoạt động 6 tháng cuối năm 2020 của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum
Icon Một số kết quả hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2020 của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum
Icon VỀ LỰC LƯỢNG THỰC THI NHIỆM VỤ BIÊN PHÒNG TRONG DỰ THẢO LUẬT BIÊN PHÒNG VIỆT NAM
Icon Kết quả tiếp xúc cử tri định kỳ sau kỳ họp thứ 9 - Quốc hội khóa XIV
Icon BA VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM HOÀN THIỆN TRONG DỰ ÁN LUẬT BIÊN PHÒNG VIỆT NAM
Icon Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 9 - Quốc hội khóa XIV
Icon Một số kết quả kỳ họp thứ 9 - Quốc hội khóa XIV và Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum tại kỳ họp
Icon Hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum trong tuần cuối của kỳ họp thứ 9 - Quốc hội khóa XIV
LienKetWS LIÊN KẾT WEBSITE