banner
Thứ 6, ngày 3/5/2024
Tham gia xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều
11-5-2020
Theo yêu cầu của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, để chuẩn bị cho kỳ họp thứ 9 – Quốc hội khóa XIV, từ cuối tháng 4 đến trung tuần tháng 5/2020 Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum đã tổ chức lấy ý kiến các đại biểu Quốc hội trong Đoàn, các cơ quan, tổ chức có liên quan của tỉnh tham gia, đóng góp ý kiến vào Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều.
Tham gia xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của  Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum cơ bản nhất trí về bố cục và nội dung của Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều. Đồng thời tham gia 5 ý kiến cụ thể vào Dự thảo luật. Tại khoản 2 Điều 6 Đoàn đề nghị quy định rõ trong Luật giao cho dân quân tự vệ chủ trì; đồng thời đề nghị phân biệt, làm rõ cụm từ “Nguồn nhân lực cho phòng, chống thiên tai” và cụm từ “Người làm công tác phòng, chống thiên tai” để thuận lợi trong tổ chức thực hiện. Đề nghị bỏ cụm từ “trên địa bàn” tại khoản 1, Điều 7, vì khi ứng phó với thiên tai xảy ra có thể xảy ra các tình huống (1) Trên địa bàn không có các loại vật tư, phương tiện phù hợp; (2) Trên địa bàn không hội đủ vật tư, phương tiện để ứng cứu; (3) Trên địa bàn mặc dù đã chuẩn bị vật tư, phương tiện theo kế hoạch chung nhưng do yếu kém trong quản lý nên khi cần thì nhiều vật tư, phương tiện không sử dụng được mà phải huy động vật tư, phương tiện từ địa bàn khác,

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum đề nghị sửa đổi, bổ sung điểm 2, Khoản 12, Điều 1 cho phù hợp với các quy định của Luật xây dựng năm 2014 như sau: “Người có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định nội dung về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong hồ sơ dự án xây dựng mới hoặc nâng cấp khu đô thị, điểm, khu du lịch, khu công nghiệp, điểm dân cư nông thôn; công trình phòng chống thiên tai, giao thông, điện lực và công trình hạ tầng kỹ thuật theo quy định của pháp luật về xây dựng trước khi phê duyệt dự án. Vì tại các Điều 56, 57 và 58 Luật xây dựng năm 2014 đã quy định các nội dung về thẩm định dự án đầu tư xây dựng, nếu chỉ quy định như dự thảo luật sẽ phát sinh thủ tục hành chính, gây chậm trễ về thời gian thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng công trình, phát sinh chi phí đầu tư đồng thời gây chồng chéo với Luật xây dựng.

Tại Khoản 7 Điều 2 dự thảo luật quy định “Lập biên bản vi phạm hành chính, buộc chấp dứt hành vi vi phạm và chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt”. Đoàn đề nghị biên tập lại khoản này là“2. Lập biên bản vi phạm hành chính và chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử lý theo quy định”, vì trong biên bản vi phạm hành chính đã bao gồm nội dung: “yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm”; đồng thời, việc chuyển đến người có thẩm quyền xử phạt nhưng trong trường hợp hành vi vi phạm đã hết thời hiệu, thời hạn ra quyết định phạt vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền chỉ có thể áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Do vậy, quy định sau khi lập biên bản vi phạm hành chính và chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử lý theo quy định là phù hợp, bao quát hết nội dung.

Theo Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thực hiện Luật đê điều, hầu hết Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có hệ thống đê điều đã ban hành quy định cụ thể việc cấp phép đối với hoạt động liên quan đến đê điều. Tuy nhiên để đảm bảo thống nhất, khắc phục được những bất cập trong thời gian qua, tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, đề nghị bổ sung nội dung “Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi giấy phép quy định tại Điều 25 Luật đê điều”./.

Hồ Nam VPĐĐBQH TH  
Tin liên quan:
Icon Kết quả tiếp xúc cử tri định kỳ trước kỳ họp thứ 9 - Quốc hội khóa XIV
Icon Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV
Icon Hoạt động trong tháng 5 và 6/2020 của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh
Icon Tham gia ý kiến Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp
Icon Tham gia Dự án Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án
Icon THỬ NHÌN NHẬN CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM VÀ VI PHẠM PHÁP LUẬT THỜI GIAN QUA
Icon MẤY VẤN ĐỀ VỀ TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO THỜI GIAN QUA
Icon Chương trình hoạt động năm 2020 của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum
Icon THẤY GÌ QUA GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
Icon Một số kết quả hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum trong năm 2019
LienKetWS LIÊN KẾT WEBSITE