banner
Thứ 7, ngày 27/4/2024
Kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội
15-2-2023
Thực hiện Nghị quyết số 581/NQ-UBTVQH15 ngày 29/8/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông” và các văn bản triển khai hoạt động giám sát của Uỷ Ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn giám sát của Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum đã thành lập Đoàn giám sát và tiến hành giám sát tại tỉnh Kon Tum (giám sát trực tiếp tại 7 cơ quan: UBND tỉnh; Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum; UBND các huyện Tu Mơ Rông và Ngọc Hồi; Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tu Mơ Rông; Khảo sát trực tiếp tại 02 trường THCS và Tiểu học xã Đăk Ang và xã Sa Loong, huyện Ngọc Hồi. Giám sát qua báo cáo 13 cơ quan: UBND 08/10 huyện, thành phố và 05 Sở: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Sở Tài chính; Sở Nội vụ; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội)
Kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13  và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội

Qua giám sát, Đoàn ĐBQH tỉnh nhận thấy các văn bản quy phạm pháp luật đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương và địa phương ban hành tương đối đầy đủ, đã từng bước thể chế hóa các chủ trương, quan điểm lớn của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản giáo dục đào tạo, tạo hành lang pháp lý cho thực hiện Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới. Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh thực hiện đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Kon Tum đã triển khai đầy đủ các Nghị quyết của Quốc hội và các văn bản quy phạm pháp luật về việc thực hiện đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; qua đó đã góp phần nâng cao nhận thức tư tưởng chính trị trong đội ngũ nhà giáo; vai trò của từng trường, từng cán bộ quản lý giáo dục, từng giáo viên, nhân viên được khẳng định và phát huy. Đội ngũ nhà giáo đã có bước phát triển cả về số lượng, chất lượng, tương đối đáp ứng yêu cầu đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Huy động có hiệu quả các nguồn lực của địa phương để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tiếp tục được bổ sung, cải thiện; ngân sách cho giáo dục và đào tạo đã được ưu tiên phân bổ phù hợp, cơ sở vật chất nhà trường từng bước được cải thiện, nâng cấp theo hướng chuẩn hóa; việc chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất được địa phương quan tâm đầu tư theo các chuẩn quy định để bảo đảm điều kiện triển khai Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới;...

Tuy nhiên, bên cạnh đó việc ban hành các chính sách triển khai Nghị quyết 88/2014/QH13 của một số Bộ, ngành có chức năng có nội dung chưa kịp thời; một số văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực giáo dục ban hành, sửa đổi, bổ sung chưa đáp ứng tiến độ đặt ra nên đôi khi chưa đảm bảo về tính thống nhất, đồng bộ với các điều kiện để thực hiện Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ở một số cơ sở giáo dục còn thiếu, chưa đồng bộ so với yêu cầu triển khai Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhất là thiết bị dạy học ngoại ngữ, tin học, thiết bị thí nghiệm, thực hành; hệ thống nhà ăn, nhà bếp, nhà nội trú, của nhiều trường phổ thông dân tộc bán trú còn thiếu so với nhu cầu; nhà công vụ cho giáo viên ở vùng sâu, vùng xã chưa đáp ứng yêu cầu.

- Chỉ tiêu biên chế sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh còn thiếu so với định mức quy định; cơ cấu giáo viên chưa hợp lý, vẫn còn tình trạng thừa, thiếu cục bộ ở một số bộ môn cấp học trung học cơ sở, trung học phổ thông ở các địa phương, nhất là thiếu giáo viên môn ngoại ngữ, tin học, giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số, giáo viên các bộ môn nghệ thuật, giáo viên dạy liên môn;...

Trên cơ sở kết quả giám sát và nội dung kiến nghị của UBND tỉnh, các ngành, địa phương tỉnh Kon Tum, Đoàn ĐBQH tỉnh đã kiến nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Để đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 đã đề ra, giai đoạn 2021-2025 ngành Giáo dục tỉnh Kon Tum cần trung ương bổ sung kinh phí khoảng 700 tỷ đồng, vì vậy đề nghị Quốc hội chỉ đạo Chính phủ, các bộ ngành trung ương quan tâm hỗ trợ nguồn kinh phí nêu trên để bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các trường học trên địa bàn toàn tỉnh;... Đề nghị Chính phủ ban hành theo thẩm quyền và chỉ đạo các Bộ ngành, địa phương ban hành đầy đủ, kịp thời các nghị định, văn bản hướng dẫn liên quan đến thực hiện Luật Giáo dục 2019 và Nghị quyết 88/2014/QH13;... Đối với UBND tỉnh Kon Tum cần chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố Kon Tum tiếp tục tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức của các bộ ngành, địa phương và người dân về đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và về vai trò của nhà giáo. Tập trung tối đa, lồng ghép các nguồn lực từ nguồn ngân sách Trung ương và của tỉnh và các điều kiện bảo đảm khác để triển khai thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13 đúng lộ trình, hiệu quả, chất lượng; Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học;…

Hồ Nam, VPĐĐBQH TH  
Tin liên quan:
Icon Lãnh đạo Đoàn ĐBQH tỉnh thăm, chúc Tết tại huyện Sa Thầy
Icon Một số kết quả kỳ họp bất thường lần thứ 2 của Quốc hội và hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh tại kỳ họp
Icon Hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum trong tuần thứ nhất của kỳ họp bất thường lần thứ 2 - Quốc hội khóa XV
Icon Quốc hội thảo luận Tổ về chính sách phòng, chống dịch bệnh COVID-19
Icon Một số hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum trong năm 2022
Icon Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV tại xã Ngọc Tem, huyện Kon Plông và xã Đăk Kôi huyện Kon Rẫy.
Icon Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV tại xã Bờ Y - huyện Ngọc Hồi và xã Ya Ly - huyện Sa Thầy
Icon Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 4 tại xã Đăk Man, huyện Đăk Glei và xã Đăk Rơ Nga, Huyện Đăk Tô (Ngày 29/11/2022)
Icon Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 4 tại xã Ngọc Bay, thành phố Kon Tum
Icon Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 4 tại xã Ia Dom, huyện Ia H’Drai
LienKetWS LIÊN KẾT WEBSITE